Ở tuổi tứ tuần, ông Trần Văn Thắng khởi nghiệp với các sản phẩm mạ vàng cao cấp mang bản sắc văn hóa Việt.
Là người làm trong lĩnh vực marketing, liên tục tiếp xúc với khách hàng cao cấp, ông luôn cảm thấy khó khăn mỗi khi chọn quà xứng tầm, thể hiện tâm ý của mình cũng như công ty. “Với các đối tác nước ngoài để tìm một món quà vừa sang, vừa ý nghĩa, thể hiện bản sắc dân tộc không phải dễ. Dù trên thị trường cũng có nhưng không đủ độ tinh xảo mà tôi mong muốn”, ông nói.
Các băn khoăn của ông nhận được sự đồng cảm của nhiều người bạn trong buổi cafe. Đều là những người nhanh nhạy trong kinh doanh, ông và những người bạn suy tính đến việc xây dựng nên một thương hiệu quà tặng thuần Việt, có sự tinh tế cả về ý nghĩa và công nghệ chế tác.
Sau buổi cafe, ông Thắng và một số người bạn cùng chung ý tưởng bắt tay xây dựng mô hình kinh doanh, lên ý tưởng về nhóm sản phẩm dự kiến.
Vốn kinh nghiệm thương trường, vị CEO nắm rõ quy trình cơ bản trong việc thành lập công ty. Đội ngũ founder chỉ mất một tháng để biến Golden Gift Việt Nam từ ý tưởng thô trở thành một công ty thực thụ, với đầy đủ đăng ký kinh doanh, hồ sơ pháp lý, bảo hộ thương hiệu…
Ông Trần Văn Thắng – CEO Golden Gift Việt Nam.
Khi khảo sát thị trường, lãnh đạo công ty nhận thấy phần lớn các sản phẩm quà tặng chỉ ở phân khúc bình dân, trình độ chế tác không cao, kỹ thuật mạ kém, người mua khó phân biệt hàng có chất lượng. Do đó, thương hiệu tập trung hướng đến dòng sản phẩm cao cấp, đảm bảo tính độc đáo khi thể hiện nhiều nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Cũng để tạo nên nét độc đáo sản phẩm, Golden Gift đẩy mạnh nghiên cứu các kỹ thuật đúc và mạ vàng hiện đại. “Các kỹ sư của chúng tôi luôn thí nghiệm các giải pháp mạ khác nhau cho mỗi chất liệu, thường xuyên cập nhật thêm các phương pháp và công nghệ mới để ứng dụng trong việc chế tác”, ông Thắng cho biết.
Với mỗi nhóm sản phẩm, thương hiệu đều nỗ lực đa dạng hóa kiểu dáng thiết kế để phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của nhiều đối tượng khách hàng. Cùng là bông hồng mạ vàng, nhưng Golden Gift có 5 kiểu dáng khác nhau. Hay hình ảnh chùa một cột có thể xuất hiện trên sản phẩm tượng nổi bật hoặc thể hiện tinh tế trong bức tranh mạ vàng. Kiên trì với hướng đi này, hiện Golden Gift có hơn 200 mẫu thiết kế. Startup đã làm chủ được công nghệ đúc và công nghệ mạ vàng trên nhiều chất liệu. “Nếu như các làng nghề vẫn sử dụng phương pháp đúc cũ, lạc hậu thì chúng tôi ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào vào đúc sản phẩm, nên có độ tinh xảo cao hơn”, đại diện Golden Gift nói.
Không gian trưng bày sản phẩm tại showroom công ty.
Nhờ những bước đi kiên quyết ngay từ khi khởi nghiệp, sau 3 năm hoạt động, thương hiệu sở hữu 6 showroom tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM. Sản phẩm của Golden Gift xuất hiện tại nhiều sự kiện lớn như: Diễn đàn Kinh tế Tư nhân 2019, Diễn đàn Du lịch Việt Nam 2019, các giải golf lớn…
“Với đà tăng trưởng của kinh tế Việt Nam hiện nay, việc khách hàng có thể dành ra 2-5 triệu đồng một năm để chi tiêu cho quà tặng cao cấp, đặc biệt là quà tặng mạ vàng không phải là hiếm”, CEO 7x nói.
Các mẫu chế tác của thương hiệu.
Chia sẻ về định hướng kinh doanh trong những năm tới, ông Trần Văn Thắng cho biết thương hiệu vẫn tập trung mạnh mẽ cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. “Việc mở rộng hệ thống hay chi nhánh thì sẽ phải dựa vào các dữ liệu thị trường, khách hàng của từng khu vực. Khi tỉnh, vùng đó đảm bảo được một số tiêu chí chúng tôi sẽ mở thêm showroom để phục vụ được khách hàng thuận lợi và nhanh nhất có thể”, đại diện thương hiệu chia sẻ.
Để tiếp cận sâu hơn với khách hàng, trong năm 2020, Golden Gift Việt Nam tập trung mạnh mẽ vào việc Educate thị trường. Thương hiệu dự kiến đẩy mạnh chia sẻ kiến thức để giúp khách hàng phân biệt sản phẩm mạ vàng thật. Khi khách hiểu về chế tác thủ công cầu kỳ, tỉ mỉ, tinh xảo thì họ cảm thấy món quà xứng đáng với đồng tiền bỏ ra.