THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM

THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM

  • Tin tức – sự kiện
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Đầu tư
    • Chứng khoán
    • Bảo hiểm
  • Bất động sản
    • Thị trường bất động sản
    • Dự án
    • Kiến Trúc Quy Hoạch
  • Môi trường
    • Biến đổi khí hậu
    • Môi trường & Doanh nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tăng trưởng xanh
  • Doanh nghiệp
    • Thông tin doanh nghiệp
    • Doanh nhân
    • Startup
  • Hội Nhập – Công Nghệ
  • Chính sách pháp luật
  • Video
  • Liên hệ
Trang chủ / Tin tức-sự kiện / Hành trình bùng nổ của “nguồn điện vô tận” ở Việt Nam

Hành trình bùng nổ của “nguồn điện vô tận” ở Việt Nam

27/05/2024 by doanhnghiep 308 Views

Share on FacebookShare on Twitter

Từ năm 2017, điện mặt trời và điện gió đã phát triển với tốc độ “chưa từng có” với những chính sách khuyến khích từ Chính phủ, đưa Việt Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ năng lượng tái tạo thế giới.

Điện tái tạo được ưu tiên phát triển. 

Điện gió, điện mặt trời chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn điện

Từ năm 2017, để thúc đẩy phát triển điện gió, điện mặt trời, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Mức giá cao tại Biểu giá ưu đãi (giá FIT 2.086 đồng/kWh cho điện mặt trời, 1.900 đồng với điện gió) đã thu hút hàng chục tỷ USD của khu vực tư nhân vào điện mặt trời, điện gió.

Từ chỗ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng sản lượng điện, đến nay, điện tái tạo đã chiếm khoảng trên 15% sản lượng điện toàn hệ thống.

Giá FIT đều có thời hạn được nêu rõ trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Giá FIT1 cho điện mặt trời hết hạn vào 30/6/2019. FIT2 hết hạn vào tháng 30/12/2020. FIT cho điện gió hết hạn vào 31/10/2021.

Trước hết, sự kiện đánh dấu bước nhảy vọt đầu tư điện mặt trời là Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về “Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam”. Giá điện mặt trời ở mức 2.086 đồng/kWh trong vòng 20 năm đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư. Tính đến 1/1/2021 – thời điểm kết thúc giá ưu đãi cho điện mặt trời – tổng công suất điện mặt trời nối lưới và điện mặt trời mái nhà đã lên tới 16.500MW

Sau 30/6/2019, giá FIT đã giảm từ 9,35 cent/kWh xuống chỉ còn 7,09 cent/kWh, tương đương 1.644 đồng/kWh (đối với các dự án điện mặt trời mặt đất), theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg. Song, điện mặt trời mái nhà lại có mức giá lên tới 8,38cent/kWh, tương đương 1.943 đồng/kWh. Điều này đã thu hút nhiều người dân và doanh nghiệp làm điện mặt trời mái nhà.

Sự phát triển nhanh của các nguồn NLTT thời gian đã hỗ trợ bổ sung thêm nguồn cung cho hệ thống, góp phần giảm nguy cơ thiếu điện trong các năm 2018-2019, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đồng thời, góp phần nâng cao tỷ lệ tiếp cận nguồn năng lượng sạch và điện năng của người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; giảm lượng phát thải CO2 theo cam kết quốc tế tại COP26 của Chính phủ Việt Nam.

Cơ cấu nguồn điện thực tế đã có sự chuyển dịch đáng kể từ các nguồn năng lượng xám sang năng lượng sạch. Tại ASEAN, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng có tiềm năng lớn về điện mặt trời và điện gió như Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Philippines. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam đã vượt xa các nước này trong việc khai thác điện mặt trời và điện gió.

Đáng chú ý, trong các năm 2019, 2020 và 2021, sản lượng điện phát từ nguồn điện gió, mặt trời đạt tương ứng 5,242 tỷ kWh, 10,994 tỷ kWh và 29 tỷ kWh. Nhờ đó, góp phần giảm đáng kể điện chạy dầu giá cao. Đơn cử, năm 2019 giảm khoảng 2,17 tỷ kWh, năm 2020 và năm 2021 giảm 4,2 tỷ kWh, tiết kiệm khoảng 10.850-21.000 tỷ đồng cho việc sử dụng dầu để phát điện.

Số liệu mới nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho thấy, tháng 4/2024, sản lượng năng lượng tái tạo lên tới 14,55 tỷ kWh, chiếm tới 15,1% (trong đó điện mặt trời đạt 9,26 tỷ kWh, điện gió đạt 4,78 tỷ kWh). Mức sản lượng huy động nguồn điện tái tạo chỉ đứng sau nhiệt điện than (do thủy điện đang phải trữ nước để dành cho đợt cao điểm tới).

Đi sâu phân tích ngành năng lượng tái tạo (NLTT) tại báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” vào tháng 10/2023, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá: Nhiều chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành nhằm khuyến khích và hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, cũng như tạo những điều kiện thuận lợi nhất để có thể khai thác, phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Các chính sách tích cực đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia việc khai thác, sử dụng NLTT.

Qua đó, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường điện NLTT tại Việt Nam, đặc biệt khi dành mức giá ưu đãi cho các nhà đầu tư, sản xuất điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối, tạo điều kiện kích hoạt thị trường đầu tư NLTT và các giao dịch ngân hàng, tài chính sôi động.

“Nhìn vào bối cảnh phát triển nguồn điện ở giai đoạn này, các chính sách nêu trên đã giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu điện trong ngắn hạn và tạo một lượng công suất dự phòng đáng kể, giảm nhập khẩu than đồng thời tăng chỉ số an ninh năng lượng quốc gia”, Đoàn giám sát nhận định.

Chặng đường mới cho điện tái tạo

Thời gian tới, phát triển năng lượng tái tạo tiếp tục được Chính phủ ưu tiên. Điều đó thể hiện tại Quy hoạch điện 8 được phê duyệt vào ngày 15/5/2023. Quy hoạch này đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5%. Kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204-254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27-31 triệu tấn vào năm 2050.

Quy hoạch điện VIII hướng tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030 (với điều kiện các cam kết theo JETP được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất). Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn, hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.

Hiệp hội DN Anh Quốc tại Việt Nam đánh giá: Việc thông qua Quy hoạch điện 8 gần đây cho thấy cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc khử carbon. Để phù hợp với mục tiêu chung về tính bền vững, chúng tôi khuyến nghị triển khai nhanh chóng quy hoạch điện 8, đặc biệt liên quan đến phát triển LNG, năng lượng mặt trời và gió cùng với việc xây dựng các quy định pháp lý cho phép việc thực hiện. Ví dụ như các quy định liên quan đến Hợp đồng mua bán điện trực tiếp (“DPPA”). Để hỗ trợ thêm cho sáng kiến

này, chúng tôi khuyến nghị triển khai phối hợp Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) phù hợp với quy hoạch điện 8 và đảm bảo tính sẵn sàng của các dự án thí điểm cụ thể, đặc biệt là về năng lượng gió ngoài khơi.

Song phải nhìn nhận việc chuyển hướng sang năng lượng sạch cũng gây ra nhiều thách thức cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong chuyển dịch năng lượng như: chi phí thực hiện chuyển dịch năng lượng lớn, gây áp lực lên giá điện; hệ thống lưới điện của EVN chưa đáp ứng độ linh hoạt khi tích hợp các nguồn NLTT; giá bán lẻ điện bình quân tại Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trên thế giới, chưa có cơ chế linh hoạt về giá bán lẻ…

Ngoài ra, tỷ trọng NLTT biến thiên cao khiến vận hành hệ thống điện trở nên phức tạp hơn và mang lại một viễn cảnh tương lai với tỷ trọng NLTT cao hơn nữa tại Việt Nam. Việc tích hợp mức độ cao NLTT biến thiên không chỉ gây khó khăn trong quá trình vận hành mà còn là thách thức về quản lý.

Bên cạnh đó, các dự án điện tái tạo mới cũng phải đang chờ chính sách. Môi trường pháp lý về năng lượng của Việt Nam sẽ cần thay đổi nhanh chóng để đảm bảo các cơ cấu ưu đãi cũng như các quy định pháp lý tạo thuận lợi đủ sẵn sàng để phục vụ đấu thầu các dịch vụ cân bằng, cũng như các nguồn lực linh hoạt cần thiết của bên cung và bên cầu để tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch liên tục sang năng lượng sạch.

Filed Under: Tin tức-sự kiện, Uncategorized 308 Views

Bài viết liên quan

  • Long An: Sẽ có Nhà máy sản xuất thiết bị điện gió 200 triệu USD

    Ngày 10/9, Đồng Tâm Group (DTG) và Tập đoàn CS Wind (Hàn Quốc) đã chính thức ký … xem thêm

  • Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp hỗ trợ

    Việt Nam đang tiếp tục thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào các ngành … xem thêm

  • Đức ưu tiên đầu tư vào năng lượng xanh và sản xuất bền vững tại Việt Nam

    Năm 2025, các doanh nghiệp Đức tiếp tục ưu tiên đầu tư vào sản xuất bền vững và … xem thêm

  • Điện thương phẩm tháng 10 của EVNNPC đạt 8,158 tỷ kWh

    Trong tháng 10/2023, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã đảm bảo cung cấp … xem thêm

  • Bắt đầu từ ngày 15.5, tổng kiểm soát phương tiện đường bộ: Được dừng tất cả các xe

    Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an vừa ban hành kế hoạch tổng kiểm soát phương … xem thêm

  • Bài viết mới nhất

    Việt Nam, Lào, Campuchia nhất trí tạo đột phá về hợp tác kinh tế, thương mại

    Thủ tướng Việt Nam, Lào, Campuchia nhất trí hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa ba nước cần có những bước đột phá chiến lược. Sáng 10/10, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 – 45 tại Vientiane, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone […]

    Bài viết nổi bật

    Thu hút đầu tư với “mỏ vàng” năng lượng tái tạo

    Sở hữu tiềm năng to lớn cả về điện gió, điện mặt trời và cả điện sinh khối, Việt Nam được xem là “mỏ vàng” về năng lượng tái tạo. Ngành này đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong nước và trên khắp thế giới. Bên cạnh tiềm năng lớn, sự […]

    • Tin tức – sự kiện
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Đầu tư
      • Chứng khoán
      • Bảo hiểm
    • Bất động sản
      • Thị trường bất động sản
      • Dự án
      • Kiến Trúc Quy Hoạch
    • Môi trường
      • Biến đổi khí hậu
      • Môi trường & Doanh nghiệp
      • Phát triển bền vững
      • Tăng trưởng xanh
    • Doanh nghiệp
      • Thông tin doanh nghiệp
      • Doanh nhân
      • Startup
    • Hội Nhập – Công Nghệ
    • Chính sách pháp luật
    • Video
    • Liên hệ

    Hotline: 0963.167.808

    Website: thuonghieuquocgia.com.vn

    Tin tức mới

    • Thu hút đầu tư với “mỏ vàng” năng lượng tái tạo
    • Lý do chứng khoán khó khởi sắc trong ngắn hạn
    • Giá tôm khô cận Tết tăng kỷ lục
    • T&T Group đưa điện gió từ Lào về Việt Nam
    • Hơn 40% doanh nghiệp toàn cầu muốn giảm nhân sự vì AI
    • Dự báo mới nhất về kinh tế Việt Nam năm nay
    • VCCI và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

    Copyright thuonghieuquocgia.com.vn