Ở vùng ven biển khu vực ĐBSCL, H.Đông Hải (Bạc Liêu) được xem là vùng đất đầy tiềm năng, có vị trí chiến lược để phát triển, khát vọng làm giàu từ biển.
Tiềm năng và lợi thế
Ông Nguyễn Trọng Hán, Phó chủ tịch UBND H.Đông Hải cho biết, Đông Hải có bờ biển dài hơn 23 km, với 2 cửa biển lớn là Gành Hào và Cái Cùng. Ngoài ra, Cảng cá Gành Hào của huyện là cảng có quy mô lớn của vùng, có thể thông thương ra biển Đông tiếp nhận nhiều tàu cá cập bến. Toàn huyện còn có trên 39.500 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm công nghệ cao. Đặc biệt, huyện có hơn 1.300 ha đất sản xuất muối, là địa phương có nghề làm muối truyền thống trên 100 năm, quy mô diện tích làm muối lớn nhất nước ta. Với tiềm năng, lợi thế về đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn chạy dài hàng chục km ven biển… Đông Hải thực sự là vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Bạc Liêu.
Cánh đồng muối ven biển thuộc H.Đông Hải, Bạc Liêu
Theo ông Hán, qua hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 06, ngày 31.7.2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, khóa XV về xây dựng Đông Hải trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển, phấn đấu từng bước đạt các tiêu chí nâng lên thị xã, đến nay, huyện đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Theo kết luận số 127 ngày 29.7.2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, khóa XVI về tiếp tục triển khai Nghị quyết số 06, đến năm 2025, xây dựng Đông Hải trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển.
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, UBND H.Đông Hải đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, quan trọng như: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến về hành động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết 06 đề ra. Cụ thể: tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 180.000 tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng/người/năm; lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025 còn dưới 1%; hoàn thành xây dựng Cảng cá Gành Hào đạt chuẩn loại 1…
Xây dựng hoàn thành cảng cá Gành Hào
Ông Nguyễn Trọng Hán cho biết, huyện tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh công tác quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế. Tập trung quy hoạch tích hợp các ngành kinh tế mũi nhọn như: du lịch sinh thái; dịch vụ hậu cần nghề cá; nuôi trồng và khai thác thủy sản; công nghiệp ven biển và năng lượng tái tạo.
Đồng thời, huy động mọi nguồn lực và tranh thủ sự ủng hộ, đầu tư của các bộ, ngành T.Ư và nguồn ngân sách của tỉnh. Bên cạnh đó, huy động các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và vốn trong dân. Huyện lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung khai thác quỹ đất để tạo nguồn lực tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả 353 hạng mục công trình. Phối hợp sở, ngành tỉnh hoàn thành các công trình, dự án động lực như: Xây dựng hoàn thành Cảng cá Gành Hào; khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão Gành Hào, Bến xe khách Gành Hào, mở rộng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá; cơ sở đóng tàu biển; khu sản xuất con giống chất lượng cao; cụm công nghiệp xã Long Điền Tây; cầu Vàm Xáng kết nối tuyến đường An Phúc – Gành Hào với tuyến đường Gành Hào – Hộ Phòng…
Ở vùng ven biển khu vực ĐBSCL, H.Đông Hải (Bạc Liêu) được xem là vùng đất đầy tiềm năng, có vị trí chiến lược để phát triển, khát vọng làm giàu từ biển.
Tiềm năng và lợi thế
Ông Nguyễn Trọng Hán, Phó chủ tịch UBND H.Đông Hải cho biết, Đông Hải có bờ biển dài hơn 23 km, với 2 cửa biển lớn là Gành Hào và Cái Cùng. Ngoài ra, Cảng cá Gành Hào của huyện là cảng có quy mô lớn của vùng, có thể thông thương ra biển Đông tiếp nhận nhiều tàu cá cập bến. Toàn huyện còn có trên 39.500 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm công nghệ cao. Đặc biệt, huyện có hơn 1.300 ha đất sản xuất muối, là địa phương có nghề làm muối truyền thống trên 100 năm, quy mô diện tích làm muối lớn nhất nước ta. Với tiềm năng, lợi thế về đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn chạy dài hàng chục km ven biển… Đông Hải thực sự là vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Bạc Liêu.
Theo ông Hán, qua hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 06, ngày 31.7.2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, khóa XV về xây dựng Đông Hải trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển, phấn đấu từng bước đạt các tiêu chí nâng lên thị xã, đến nay, huyện đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Theo kết luận số 127 ngày 29.7.2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, khóa XVI về tiếp tục triển khai Nghị quyết số 06, đến năm 2025, xây dựng Đông Hải trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển.
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, UBND H.Đông Hải đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, quan trọng như: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến về hành động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết 06 đề ra. Cụ thể: tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 180.000 tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng/người/năm; lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025 còn dưới 1%; hoàn thành xây dựng Cảng cá Gành Hào đạt chuẩn loại 1…
Xây dựng hoàn thành cảng cá Gành Hào
Ông Nguyễn Trọng Hán cho biết, huyện tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh công tác quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế. Tập trung quy hoạch tích hợp các ngành kinh tế mũi nhọn như: du lịch sinh thái; dịch vụ hậu cần nghề cá; nuôi trồng và khai thác thủy sản; công nghiệp ven biển và năng lượng tái tạo.
Đồng thời, huy động mọi nguồn lực và tranh thủ sự ủng hộ, đầu tư của các bộ, ngành T.Ư và nguồn ngân sách của tỉnh. Bên cạnh đó, huy động các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và vốn trong dân. Huyện lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung khai thác quỹ đất để tạo nguồn lực tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả 353 hạng mục công trình. Phối hợp sở, ngành tỉnh hoàn thành các công trình, dự án động lực như: Xây dựng hoàn thành Cảng cá Gành Hào; khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão Gành Hào, Bến xe khách Gành Hào, mở rộng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá; cơ sở đóng tàu biển; khu sản xuất con giống chất lượng cao; cụm công nghiệp xã Long Điền Tây; cầu Vàm Xáng kết nối tuyến đường An Phúc – Gành Hào với tuyến đường Gành Hào – Hộ Phòng…
Tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương, phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, sinh thái; khuyến khích phát triển các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín, nuôi tôm sinh thái, nuôi ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo sản phẩm sạch, năng suất, chất lượng cao gắn với đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu cho từng sản phẩm. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả nghề khai thác hải sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về khai thác, đánh bắt thủy, hải sản của Việt Nam và các nước lân cận cho ngư dân, hạn chế tình trạng tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý; Tập trung phát triển và có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển mạnh đội tàu có công suất lớn, hiện đại và ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động đánh bắt.
“Bên cạnh đó, tăng cường công tác kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư và phát triển nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm, các dự án về du lịch, như: khu du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn sinh quyển tại ấp Canh Điền, xã Long Điền Tây; từng bước hình thành, phát triển quần thể du lịch tâm linh khu Lăng ông Nam Hải (Gành Hào); du lịch khu vực ven biển, du lịch điện gió; khôi phục, phát triển các làng nghề chế biến khô thủy, hải sản, sản xuất muối. Tiếp tục xây dựng, phát triển lực lượng tự vệ biển, các tổ, đội hợp tác vừa khai thác, đánh bắt thủy sản vừa thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển”, ông Nguyễn Trọng Hán chia sẻ.