THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM

THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM

  • Tin tức – sự kiện
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Đầu tư
    • Chứng khoán
    • Bảo hiểm
  • Bất động sản
    • Thị trường bất động sản
    • Dự án
    • Kiến Trúc Quy Hoạch
  • Môi trường
    • Biến đổi khí hậu
    • Môi trường & Doanh nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tăng trưởng xanh
  • Doanh nghiệp
    • Thông tin doanh nghiệp
    • Doanh nhân
    • Startup
  • Hội Nhập – Công Nghệ
  • Chính sách pháp luật
  • Video
  • Liên hệ
Trang chủ / Tin tức-sự kiện / Tiêu thụ top đầu thế giới, người Việt ít biết 1kg thịt lợn phát thải 4,84kg CO2

Tiêu thụ top đầu thế giới, người Việt ít biết 1kg thịt lợn phát thải 4,84kg CO2

20/08/2024 by doanhnghiep 1507 Views

Share on FacebookShare on Twitter

Là quốc gia tiêu thụ nhiều thứ 6 trên thế giới, mỗi năm người Việt Nam ăn gần 34kg thịt lợn. Nhưng ít người biết, 1kg thịt lợn phát thải 4,84kg CO2 ra môi trường.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ 2021-2023, Việt Nam đứng thứ 6 trong số các nước có thị phần sản lượng thịt lợn cao nhất thế giới. Và trong số 10 quốc gia tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ 6.

Tiêu thụ thịt lợn bình đầu người của Việt Nam dần tăng lên trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2021, mỗi người Việt tiêu thụ khoảng 30kg thịt lợn xẻ/năm, năm 2022 là 32 kg/người/năm và năm 2023 con số này đã tăng lên 33,8kg. Thịt lợn cũng là thực phẩm chính trong mâm cơm của người Việt.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của 100 triệu dân và hơn 10 triệu du khách quốc tế, quy mô ngành chăn nuôi lợn cũng được mở rộng qua các năm.

Theo đó, năm 2023, tổng lượng lợn hơi xuất chuồng tăng lên 52,9 triệu con, sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 4,8 triệu tấn. Tính đến cuối tháng 6 năm nay, tổng số lợn của cả nước ước đạt gần 25,55 triệu con, sản lượng thịt lợn hơi đạt gần 2,54 triệu tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2023.

1kg thịt lợn phát thải ra 4,84kg CO2 tương đương. Ảnh: Nam Khánh

Quy mô ngành chăn nuôi lợn tăng kéo theo lượng phát thải chất thải rắn, chất thải lỏng gia tăng. Theo ước tính của Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), giai đoạn 2019-2023, mỗi năm có trung bình 63,2 triệu tấn phân và trên 348,9 triệu m3 nước thải chăn nuôi được thải ra từ các loại vật nuôi chính cần phải được xử lý, tái sử dụng để bảo vệ môi trường. Trong đó, chăn nuôi lợn chiếm 39% chất thải rắn và nước thải chiếm 90%.

Về phát thải khí nhà kính, kết quả kiểm kê cho thấy ngoài bò, chăn nuôi lợn luôn chiếm phần lớn trong tổng phát thải khí nhà kính của ngành này.

Cụ thể, nếu tính trung bình khối lượng lợn tiêu chuẩn xuất chuồng là 90kg, một con lợn phát thải khoảng 438kg CO2 tương đương, tức cứ 1kg thịt lợn phát thải ra môi trường khoảng 4,84kg CO2 tương đương.

Như vậy, với số lượng đầu lợn xuất chuồng của chúng ta dao động khoảng 50 triệu con mỗi năm, lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động chăn nuôi lợn là lớn nhất ngành, khoảng 22 triệu tấn CO2 tương đương/năm.

Tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bổ sung ngành chăn nuôi (lợn, bò) vào danh mục cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính.

Theo dự thảo, các trang trại chăn nuôi quy mô 3.000 con lợn thường xuyên trở lên sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Tức là, hàng nghìn trang trại chăn nuôi lợn ở nước ta sẽ phải thực hiện kiểm kê, sau đó thực hiện giảm phát thải theo hạn ngạch được giao.

Ông Phạm Kim Đăng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), cho biết, một phần lượng chất thải trong ngành chăn nuôi lợn được xử lý làm phân hữu cơ hoặc làm nguyên liệu đầu vào cho hệ thống công trình khí sinh học tạo năng lượng tái tạo, nuôi côn trùng…

Ngoài ra, công nghệ áp dụng trong hệ thống chuồng trại hiện nay rất đa dạng, góp phần kiểm soát vấn đề môi trường chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Đơn cử, hệ thống chuồng nuôi kín đầu tư công nghệ cao phổ biến tự động hóa kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và hàm lượng khí thải CO2, NH3, H2S… bằng các thiết bị cảm biến điện tử. Các trang trại cũng tích cực sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để duy trì hoạt động sản xuất.

Ngoài ra, doanh nghiệp và nông dân đang đẩy mạnh đầu tư công nghệ khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi để sản xuất năng lượng sạch và phân bón hữu cơ. Cùng với đó, sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải, cải thiện môi trường chăn nuôi và nguồn đệm lót sau xử lý dùng để bón cho cây trồng…

Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta cũng đang trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất xanh, theo lộ trình giảm phát thải ròng carbon như cam kết của Chính phủ.

Giai đoạn 2010-2016, Cục Chăn nuôi đã chủ trì phát triển dự án tín chỉ carbon theo cơ chế Tiêu chuẩn vàng (Gold Standard), hỗ trợ các hộ gia đình chăn nuôi lắp đặt hệ thống thu hồi biogas để sử dụng làm nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Theo thông tin của cơ chế tín chỉ, trong suốt vòng đời dự án đã phát hành được hơn 3 triệu tín chỉ carbon và thực hiện giao dịch.

Filed Under: Tin tức-sự kiện 1507 Views

Bài viết liên quan

  • Thủ tướng chỉ đạo mở rộng thị trường điện cho doanh nghiệp, người dân tham gia

    Đó là nội dung vừa được Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ … xem thêm

  • Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào ngân hàng

    TS. Nguyễn Tú Anh - Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, … xem thêm

  • Triển lãm tranh cổ động về Ngày Giải phóng miền Nam và chống COVID-19

    Các tác phẩm được trưng bày có 3 chủ đề: kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền … xem thêm

  • Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

    Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông … xem thêm

  • Ấm lòng tình quân – dân giữa mùa dịch

    Đến với Hải Dương những ngày này, chúng ta có thể thấy tinh thần “chống dịch như … xem thêm

  • Bài viết mới nhất

    Từ 2026, áp mức khí thải bằng 0 với xe 4 bánh nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp

    Từ ngày 1/1/2026, xe chở người và xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ nhập khẩu, sản xuất và lắp ráp chính thức áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải bằng 0. Theo Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn […]

    Bài viết nổi bật

    Thu hút đầu tư với “mỏ vàng” năng lượng tái tạo

    Sở hữu tiềm năng to lớn cả về điện gió, điện mặt trời và cả điện sinh khối, Việt Nam được xem là “mỏ vàng” về năng lượng tái tạo. Ngành này đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong nước và trên khắp thế giới. Bên cạnh tiềm năng lớn, sự […]

    • Tin tức – sự kiện
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Đầu tư
      • Chứng khoán
      • Bảo hiểm
    • Bất động sản
      • Thị trường bất động sản
      • Dự án
      • Kiến Trúc Quy Hoạch
    • Môi trường
      • Biến đổi khí hậu
      • Môi trường & Doanh nghiệp
      • Phát triển bền vững
      • Tăng trưởng xanh
    • Doanh nghiệp
      • Thông tin doanh nghiệp
      • Doanh nhân
      • Startup
    • Hội Nhập – Công Nghệ
    • Chính sách pháp luật
    • Video
    • Liên hệ

    Hotline: 0963.167.808

    Website: thuonghieuquocgia.com.vn

    Tin tức mới

    • Thu hút đầu tư với “mỏ vàng” năng lượng tái tạo
    • Lý do chứng khoán khó khởi sắc trong ngắn hạn
    • Giá tôm khô cận Tết tăng kỷ lục
    • T&T Group đưa điện gió từ Lào về Việt Nam
    • Hơn 40% doanh nghiệp toàn cầu muốn giảm nhân sự vì AI
    • Dự báo mới nhất về kinh tế Việt Nam năm nay
    • VCCI và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

    Copyright thuonghieuquocgia.com.vn