Chien tranh thuong mai My Trung – Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung còn nhiều điều ẩn dấu mà nhiều bạn chưa biết, tác động khủng khiếp đến thị trường.
Trong thời gian gần đây bùng phát cuộc chiến tranh thương mai Mỹ Trung đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế hai nước này nói riêng mà còn cả thị trường toàn thế giới nói chung. Cuộc chiến thương mại này được khơi nguồn trực tiếp từ cuộc điều tra của Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đối với việc Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ. Tuy nhiên, đằng sau đó là một bức tranh phức tạp hơn rất nhiều.
Cuộc chiến tất yếu phải diễn ra
Mầm mống của cuộc chiến tranh thương mại này từ đầu tháng 1/2018, khi vấn đề đánh cắp sở hữu trí tuệ vẫn chưa thu hút sự chú ý hoàn toàn của giới truyền thông, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã áp thuế 30% đối với các tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu, mà chủ yếu trong số đó là hàng sản xuất tại Trung Quốc.
Tiếp đó đến tháng 2/2018, Bộ Thương mại Mỹ lại khơi mào điều tra sản phẩm ống nối lắp ráp nhập khẩu từ Trung Quốc. Và kết quả là các biện pháp thuế chống bán phá giá đã ngay lập tức có hiệu lực.
Tổng thống Donald Trump ký văn bản về thuế sở hữu trí tuệ đánh trên hàng công nghệ cao cấp từ Trung Quốc, ngày 22/03/2018.
Chưa hết, 2 tuần sau, đến lượt sản phẩm tấm lá nhôm của Trung Quốc chịu chung số phận bị áp thuế chống bán phá giá.
Tất cả những biện pháp đó chỉ như “màn dạo đầu” cho thông báo của Tổng thống Donald Trump cuối tháng 3/2018 về việc áp thuế với 1.300 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Kể từ đó, những ngọn lửa mâu thuẫn chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thương mại 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang chóng mặt, dẫn tới một cuộc chiến thương mại thực sự, một cuộc chiến dường như là không thể không xảy ra sau hàng loạt tranh cãi trước đó.
Trong khi một số nhà quan sát cho rằng cuộc chiến thương mại mà ông Trump khơi mào là “điên rồ” hay “mất trí” bởi Bắc Kinh đang nắm trong tay những “vũ khí” cực mạnh để đáp trả lại Washington, số khác lại cho rằng điều quan trọng là phải nhìn xa hơn những biểu hiện đơn thuần trên bề mặt để xem xét vì sao Tổng thống Mỹ lại phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vào đúng thời điểm này.
Lợi thế của mỗi nước trong cuộc chiến trong khu vực Đông Nam Á
Mỹ có lợi thế gì?
Trước hết, Mỹ có nhiều đồng minh và đối tác trong khu vực, bao gồm Philippines, Singapore, Thái Lan… Đây là điều quan trọng do các nước này đều hướng tới Mỹ để tìm kiếm trợ giúp về mặt an ninh nếu có điều gì xấu xảy ra. Hệ thống đồng minh của Mỹ là một lợi thế lớn cho nước này trong bối cảnh Trung Quốc không có một đồng minh chính thức nào trong vùng và ít có khả năng tìm được một đồng minh như thế trong tương lai gần.
Thứ hai, một số nước trong khu vực vẫn hoài nghi Trung Quốc, ở các mức độ khác nhau, do các lý do lịch sử, kinh tế hoặc chiến lược. Các nước này hưởng lợi từ việc làm ăn với Trung Quốc nhưng họ cũng muốn giữ khoảng cách an toàn với Trung Quốc – đất nước có thể trở thành một thế lực ngự trị châu Á-Thái Bình Dương vào một ngày “đẹp trời” nào đó.
Thứ ba, các “giá trị Mỹ” vẫn phổ biến ở khu vực này dẫu cho sức mạnh mềm của Mỹ đã sụt giảm ở một mức độ nhất định kể từ đầu nhiệm kỳ của chính quyền Donald Trump. Cách tiếp cận “Nước Mỹ trước tiên” của ông Trump đã không mang lại cho Mỹ thêm người bạn nào ở châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nhìn chung châu Á-Thái Bình Dương vẫn sẽ hướng sang Mỹ trong việc xem xét một phương thức quản trị hiệu quả, dù cho bản thân Mỹ đang đối mặt với các thách thức lớn ở trong nước.
Trong khi đó, các lợi thế của Trung Quốc lại nằm ở chính những điểm mà Mỹ thiếu ở châu Á-Thái Bình Dương, đó là sự gần gũi về kinh tế và địa lý. Điều này càng rõ hơn nữa trên nền cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc.
Biểu đồ biến động thị trường Đông Nam Á tuần vừa qua khi cuộc chiến diễn ra
Lợi thế của Trung Quốc
Thứ nhất, mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc với ASEAN là mạnh và đang phát triển. Năm 2017, thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN đã đạt tới mức độ cao kỷ lục, lên tới 514 tỷ USD. Đã vậy mối quan hệ thương mại này lại tương đối lành mạnh khi mà thặng dư thương mại tổng thể của Trung Quốc với ASEAN chỉ dừng ở mức 43 tỷ USD.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất ASEAN trong khi Mỹ chỉ là đối tác lớn thứ 4 của ASEAN. Điều này mang lại cho Trung Quốc một lợi thế lớn trong việc giao dịch với ASEAN.
Thêm nữa, trong 5 năm qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh sáng kiến Vành đai và Con đường trong toàn khối ASEAN, bất chấp một số bước thụt lùi trong các dự án ở Malaysia và nơi khác. Cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc tạo thêm xung lực mới cho việc đạt được thỏa thuận thương mại “Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực” bao gồm hầu hết các nền kinh tế châu Á và loại trừ Mỹ. Trong bối cảnh đó, cam kết 113 triệu USD của Mỹ chỉ như “chú lùn” trước các siêu dự án của Trung Quốc ở ASEAN.
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung ảnh hưởng gì đến thị trường Việt Nam
Hệ quả bước đầu của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung thể hiện rõ nét trên các thị trường chứng khoán lớn của Châu Á – Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Australia, … và đặc biệt là các sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc liên tục mất điểm nhiều ngày liền, kể từ khi manh nha cuộc chiến.
Giáo sư Nguyễn Mại – Nguyên thứ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư cho rằng, chiến tranh thương mại là câu chuyện toàn cầu, thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, không chỉ có Mỹ – Trung, mà còn Mỹ – EU, Mỹ – Canada, Mỹ – Mexico, … nhưng nổi bật cả về mặt giá trị và mức độ căng thẳng nhất là giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
“Cho nên câu chuyện gắn với Việt Nam là câu chuyện chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Bởi hai nước này đều là thị trường thương mại lớn nhất (đối với Việt Nam). Với Mỹ là trước đây từng là 20%, và 20% với Trung Quốc. Đến năm 2017 chỉ còn 11% tổng kim ngạch thương mại hai chiều của mình với thế giới. Còn với Trung Quốc hiện nay vẫn là nhập siêu giảm đi, xuất khẩu mình năm ngoái tăng lên 25-26%, còn nhập khẩu tăng độ 18-20%.”
Ông Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh Triết cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là điều nhất định phải xảy ra, bởi Trung Quốc đang cạnh tranh vị thế của Mỹ trên toàn cầu trong nhiều lĩnh vực, nổi bật nhất là về kinh tế và chiến lược an ninh. Theo ông Mai, Việt Nam bị ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại này.
“Tất nhiên, Việt Nam có một cái đường dây “nối rốn” với Trung Hoa, cho nên thị trường chứng khoán Việt Nam mấy ngày qua chao đảo là tất yếu. Anh gắn bó với nó quá chặt, nên không thể nào nói không hệ lụy. Đó là điều tất yếu.”
Các chuyên gia cùng đưa ra nhận định về tình hình thị trường Việt Nam khi cuộc chiến thương mại diễn ra
Hệ lụy mà Việt Nam có thể gặp phải không chỉ là thị trường chứng khoán bị tác động, mà còn có thể bị Mỹ áp thuế nhập khẩu lên nhiều mặt hàng mà họ điều tra ra được là có nguồn gốc Trung Quốc, được tuồn vào Việt Nam làm trung gian để xuất sang Mỹ.
Tuy nhiên trong lĩnh vực đầ tư theo Giáo sư Nguyễn Mại, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam không ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, mà chỉ liên quan đến ba điều kiện xúc tiến thương mại – đầu tư mà Hoa Kỳ quan tâm mà Việt Nam chưa đáp ứng được. Đó là phòng chống tham nhũng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tốt và thời gian ưu đãi.
“Chừng nào anh giải quyết được ba yếu tố này về cơ bản, thì chừng đó có một làn sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam nhiều hơn. Kể cả khi Mỹ có tham gia TPP hay CPTPP, thì đòi hỏi những cái này rất cao.”
Tuy nhiên, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung không chỉ có tác động tiêu cực, mà còn mang đến cơ hội. Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng, trong khi Trung Quốc phải chịu thuế suất cao khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, dẫn đến mất tính cạnh tranh, mất thị phần thì Việt Nam có thể tận dụng thời cơ gia tăng hàng xuất khẩu.
“Thế thì Việt Nam liệu có đủ sức để tham gia vào cái cuộc này, giành bớt lại cái thị trường mà Trung Quốc để mất ở Mỹ, liệu có thể làm được hay không? – thì đó là tài năng của các tập đoàn, đơn vị kinh tế và điều hành của chính quyền Việt Nam. Liệu Việt Nam có chớp được thời cơ này và làm cái việc này được không.”
rong khi đó, Giáo sư Nguyễn Mại nhấn mạnh đến việc Việt Nam có quyền lựa chọn cấp phép cho những dự án đầu tư có lợi nhất từ bất cứ nhà đầu tư nào, kể cả từ Trung Quốc, chứ không thể nhận ào ạt và có hại như hiện nay. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, Việt Nam cũng có cơ hội kiếm lời từ chính hàng hóa Trung Quốc.
“Chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm cách tiêu thụ hàng hóa khó xuất khẩu sang Mỹ sang các thị trường khác. Do đó khả năng hàng hóa giá rẻ là có khả năng. Bởi vì không tiêu thụ ở Mỹ với giá cao thì bán giá thấp hơn. Và nếu chúng ta biết buôn bán, chúng ta cầm cửa ngõ của ASEAN, mà chọn Nam Ninh là thế – cửa ngõ ASEAN, chúng ta biết chớp lấy thời cơ này buôn bán với Trung Quốc.”
Chuyên gia đưa ra nhận định
Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Mai nhấn mạnh đến vị trí địa – chính trị chiến lược quan trọng của Việt Nam khi nằm cạnh Trung Quốc – thị trường lớn nhất thế giới. Việt Nam không thể “cắt cầu” với Trung Quốc do tranh chấp chủ quyền, mà phải biết tận dụng lợi thế để phát triển.
“Nhưng mà không được tận dụng theo cái kiểu như hiện nay là thua thiệt đủ thứ. Và như thế buộc anh phải thay đổi. Nếu anh muốn chơi với Tàu, coi nó như một thị trường, thì anh phải thay đổi, phải nâng mình lên và anh phải tạo những điều kiện khác để ít thua thiệt. Chứ hiện nay chơi với nền kinh tế Tàu là anh “thua đơn thiệt kép” đủ chuyện. Đấy là sự thật, anh phải tỉnh ngộ.”
Bức tranh tổng quan Chiến tranh thương mại Mỹ Trung
Những thông tin phân tích liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ Trung sẽ được chúng tôi liên tục cập nhât để phân tích thị trường vàng, USD hiện tại. Mời các bạn chú ý theo dõi