THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM

THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM

  • Tin tức – sự kiện
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Đầu tư
    • Chứng khoán
    • Bảo hiểm
  • Bất động sản
    • Thị trường bất động sản
    • Dự án
    • Kiến Trúc Quy Hoạch
  • Môi trường
    • Biến đổi khí hậu
    • Môi trường & Doanh nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tăng trưởng xanh
  • Doanh nghiệp
    • Thông tin doanh nghiệp
    • Doanh nhân
    • Startup
  • Hội Nhập – Công Nghệ
  • Chính sách pháp luật
  • Video
  • Liên hệ
Trang chủ / Tin tức-sự kiện / Ngành da giày Việt Nam trước “hàng rào xanh CBAM”

Ngành da giày Việt Nam trước “hàng rào xanh CBAM”

11/10/2024 by doanhnghiep 246 Views

Share on FacebookShare on Twitter

Với lượng phát thải carbon đáng kể trong quá trình sản xuất, ngành da giày Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi hội nhập quốc tế. Đặc biệt, việc Liên minh Châu Âu (EU) sắp áp dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đặt ra thách thức lớn cho ngành này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm ra những giải pháp thích ứng để duy trì vị trí cạnh tranh trên thị trường.

Cơ chế Điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) đã chính thức có hiệu lực được một năm đối với 6 nhóm sản phẩm bao gồm nhôm, sắt và thép, phân bón, xi măng, điện và hydro. Đây là cơ chế của châu ÂU nhằm kiểm soát lượng khí nhà kính được thải ra từ hàng hóa nhập khẩu vào các quốc gia trong liên minh. Trong giai đoạn vận hành từ 2026-2034, các nhà nhập khẩu vào EU phải khai báo về số lượng hàng hóa và lượng phát thải tích hợp trong những hàng hóa được nhập khẩu của năm trước. Đồng thời, nhà nhập khẩu nộp lại số lượng chứng chỉ CBAM tương ứng với lượng phát thải khí nhà kính có trong sản phẩm. Trong giai đoạn này, EU sẽ dần dần loại bỏ việc phân bổ miễn phí hạn ngạch phát thải khí nhà kính.

Sau năm 2030 EU sẽ áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) cho sản phẩm da giày, doanh nghiệp trong nước cần chủ động ứng phó

Nếu không thực hiện giảm thải tương ứng các nhà nhập khẩu hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM tại EU sẽ phải mua chứng chỉ CBAM. Bản chất của CBAM là thuế áp dụng trên mức độ phát thải của sản phẩm. CBAM giúp giảm nguy cơ phát thải carbon bằng cách khuyến khích các nhà sản xuất ở các nước ngoài EU xanh hóa quy trình sản xuất của họ. Tuy hiện nay CBAM chưa áp dụng với da giày nhưng doanh nghiệp trong ngành may mặc cần tiến hành theo dõi, quản lý quy trình sản xuất của mình ngay từ bây giờ vì trong tương lai nhà sản xuất sẽ phải thực hiện cơ chế này.

Theo nhận định của các chuyên gia, CBAM thực sự là thách thức rất lớn đối với các nhà sản xuất, trong đó ngành da giày được đánh giá là lĩnh vực gây ra nhiều phát thải carbon trong quá trình sản xuất. Da giày cũng là ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, nằm trong “top” 5 ngành xuất khẩu chính của quốc gia và giữ vị trí thứ 2 về xuất khẩu toàn cầu.

Ngành da giày Việt Nam trước “hàng rào xanh CBAM”

Ông Nguyễn Đức Thuấn Chủ tịch Hiệp hội Da – Giày và Túi xách Việt Nam (LEFASO) khẳng định, doanh nghiệp da giày không thể đứng ngoài cuộc cách mạng 4.0 cũng như xu thế áp dụng dây chuyền sản xuất tự động, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), phát triển xanh để không bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, có thể CBAM chưa áp dụng đồng loạt vào thời điểm hiện nay nhưng khả năng cao là sẽ xảy ra vào năm 2030. Và như vậy, chúng ta có 6 năm cho một hành trình từ tái cấu trúc toàn bộ quy trình chuỗi cung ứng, từ nguyên-phụ liệu đầu vào, đổi mới quy trình vận hành, ứng dụng công nghệ mới (nano, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, quy định Net Zero,…), đến hoàn thiện sản phẩm đầu ra và xuất khẩu. Đây là khoảng thời gian không dài đòi hỏi doanh nghiệp phải khẩn trương bắt tay hành động ngay từ bây giờ.

Bà Nguyễn Hoàng Thúy, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển kiêm nhiệm Iceland, Na Uy, Latvia, Đan Mạch, cho biết da giày là ngành có lượng sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu tương đối cao vào thị trường EU thời gian qua nhờ được hưởng ưu đãi thuế từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).

Vì vậy các doanh nghiệp ngành này cần chú ý đến những thay đổi cùng đòi hỏi của thị trường. Ví dụ, các sản phẩm ngành dệt may, giày dép xuất khẩu vào Bắc Âu cần lưu ý đến các quy định về “Nhãn sinh thái thiên nga Bắc Âu”, tại đây, người tiêu dùng không chỉ xem xét về giá mà còn xem xét về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Việc chuyển đổi sang sản xuất xanh và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của thị trường quốc tế là vô cùng cấp thiết, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cấp và đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, cơ quan quản lý cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với CBAM như xây dựng các hướng dẫn cụ thể, tổ chức các khóa đào tạo và cung cấp các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tính toán và báo cáo lượng khí thải carbon.

Filed Under: Tin tức-sự kiện 246 Views

Bài viết liên quan

  • Phú Thọ: Thay đổi hình thức hoạt động, thực hiện Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2020

    Để đảm bảo an toàn sức khỏe của nhân dân, người lao động, đồng thời thực hiện … xem thêm

  • Giá xăng dầu bật tăng mạnh, có loại lên 21.000 đồng/lít

    Giá xăng E5 RON 92 tăng 380 đồng/lít còn xăng RON 95 tăng 410 đồng/lít. Từ đầu … xem thêm

  • EVN phải trả hơn 50 tỉ đồng/ngày tiền lãi vay, góp phần đẩy lỗ sau thuế lên cao kỷ lục

    EVN trả 18.985 tỉ đồng lãi vay trong năm 2023, tăng hơn 4.000 tỉ đồng so với năm … xem thêm

  • Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh

    Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (3.10) sau điều chỉnh của liên Bộ … xem thêm

  • Ý nghĩa của ngày giỗ Tổ Hùng Vương

    “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Dù ai buôn bán gần … xem thêm

  • Bài viết mới nhất

    Hướng đến môi trường du lịch an toàn, thân thiện và hấp dẫn ở Bình Định

    UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1194/QD-UBND ngày 3/4/2020 về việc phê duyệt Đề án Đảm bảo môi trường trong hoạt động du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 “Môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn”; nâng cao nhận thức, trách nhiệm […]

    Bài viết nổi bật

    Thu hút đầu tư với “mỏ vàng” năng lượng tái tạo

    Sở hữu tiềm năng to lớn cả về điện gió, điện mặt trời và cả điện sinh khối, Việt Nam được xem là “mỏ vàng” về năng lượng tái tạo. Ngành này đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong nước và trên khắp thế giới. Bên cạnh tiềm năng lớn, sự […]

    • Tin tức – sự kiện
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Đầu tư
      • Chứng khoán
      • Bảo hiểm
    • Bất động sản
      • Thị trường bất động sản
      • Dự án
      • Kiến Trúc Quy Hoạch
    • Môi trường
      • Biến đổi khí hậu
      • Môi trường & Doanh nghiệp
      • Phát triển bền vững
      • Tăng trưởng xanh
    • Doanh nghiệp
      • Thông tin doanh nghiệp
      • Doanh nhân
      • Startup
    • Hội Nhập – Công Nghệ
    • Chính sách pháp luật
    • Video
    • Liên hệ

    Hotline: 0963.167.808

    Website: thuonghieuquocgia.com.vn

    Tin tức mới

    • Thu hút đầu tư với “mỏ vàng” năng lượng tái tạo
    • Lý do chứng khoán khó khởi sắc trong ngắn hạn
    • Giá tôm khô cận Tết tăng kỷ lục
    • T&T Group đưa điện gió từ Lào về Việt Nam
    • Hơn 40% doanh nghiệp toàn cầu muốn giảm nhân sự vì AI
    • Dự báo mới nhất về kinh tế Việt Nam năm nay
    • VCCI và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

    Copyright thuonghieuquocgia.com.vn